Găng tay bảo hộ chống cắt là thiết bị bảo hộ cần thiết dành cho bất cứ ai khi tiếp xúc trực tiếp với vật sắc nhọn bằng tay. Chúng được ví như “lá chắn bảo vệ” để bảo vệ bàn tay trước nguy cơ bị cắt, trầy xước, đâm thủng vô cùng nguy hiểm. Song, vì thị trường găng tay chống cắt khá đa dạng, tương ứng với mỗi cấp độ sẽ phù hợp với những công việc khác nhau. Chính vì vậy, để bảo vệ tốt nhất cho đôi tay của mình khi làm việc, bạn cần biết loại nào là phù hợp. Bởi nếu lựa chọn sai, nguy cơ rủi ro vô cùng cao.
Công nhân xây dựng
Thường xuyên phải tiếp xúc với sắt thép, vật liệu xây dựng sắt nhọn. Chính vì vậy, công nhân xây dựng chính là đối tượng đầu tiên phải sử dụng găng tay bảo hộ chống cắt khi làm việc. Hiện nay, đa phần các công nhân này đều sử dụng loại găng tay vải hoặc găng tay cao su để làm việc khi tiếp xúc với các vật sắc nhọn ở mức bình thường. Đối với các môi trường nguy hiểm hơn, họ cần được sử dụng găng tay bảo hộ chống cắt chuyên dụng.
Công nhân xưởng gỗ
Làm việc thường xuyên với máy cắt gỗ, xẻ gỗ, máy bào, lưỡi cưa… Đó là lý do công nhân xưởng gỗ cần được trang bị găng tay bảo hộ chống cắt.
Công nhân may mặc
Găng tay bảo hộ chống cắt sẽ giúp bảo vệ đôi tay của công nhân khi làm việc với máy may, cắt vải…
Công nhân bảo trì máy móc, gia công điện
Thường xuyên tiếp xúc với máy móc, thiết bị điện đòi hỏi công nhân các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp nặng cần được trang bị thiết bị bảo hộ an toàn như găng tay.
Đối với các công việc như giết mổ gia cầm, chế biến thủy hải sản cũng cần được trang bị găng tay bảo hộ chống cắt, đa phần là dòng găng tay cao su có khả năng chống cắt ở mức bình thường.
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng găng tay bảo hộ chống cắt chính là găng tay chống cắt dệt bằng sợi và găng tay chống cắt dệt bằng lưới thép. Bên cạnh tiêu chí về độ linh hoạt, găng tay bảo hộ chống cắt thường được sản xuất theo 4 tiêu chí là:
Chống mài mòn
Chống cắt
Chống xé rách
Chống đâm xuyên thủng
Ứng với mỗi tiêu chí sẽ được chia thành 5 cấp độ từ 1 đến 5, cấp độ càng cao, mức độ bảo vệ càng tốt.
Sợi ở đây thường là sợi HDPE, sợi Hiflex hoặc sợi Kevlar. Đồng thời găng tay sẽ được phủ PU Nitrile ở lòng bàn tay để tăng độ ma sát, giúp cầm nắm dễ dàng hơn. Loại này thường được dùng trong ngành công nghiệp nặng như sản xuất, bảo trì máy móc, ô tô, linh kiện điện tử. Các công việc cần tiếp xúc, khiêng các tấm kính, đá, các thành kim loại sắc bén.
Tuy nhiên, vì có dính bột nên dòng găng tay này không thích hợp dùng trong chế biến thực phẩm. Đa phần, trong lĩnh vực này, người ta vẫn sử dụng găng tay cao su là chủ yếu.
Loại găng tay này có khả năng chống ăn mòn cao, kh gỉ, có độ bền và độ chống rách cực kỳ cao giúp hạn chế tối đa các tác động do vật sắc nhọn gây ra. Không cần sử dụng bột để tăng độ bám, do đó, chúng thích hợp trong các ngành chế biến thực phẩm, may mặc, chế biến gỗ và an ninh.
Như vậy, có thể thấy, mỗi loại găng tay bảo hộ chống cắt sẽ tương ứng với những công việc khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, khi lựa chọn, người tiêu dùng cần tìm hiểu để lựa chọn sản phẩm phù hợp, tránh gây ra những hệ quả đáng tiếc trong quá trình làm việc.